Lịch sử về Hương Đạo – Nét văn hoá độc đáo của Nhật Bản

Được xem là nét văn hoá vô cùng độc đáo của Nhật Bản, Hương Đạo là kết tinh của nhiều giá trị thẩm mỹ cùng cảm quan nghệ thuật. Từ thói quen thưởng trầm hương đến văn hoá Hương Đạo tinh tế, nét văn hoá này đã ngày càng phổ biến ở các quốc gia châu Á.

Những bước sơ khai của Hương Đạo

Không quá nổi tiếng như các biểu tượng văn hoá của Nhật Bản như Võ sĩ đạo – Bushido, Trà Đạo – Chado, Kiếm Đạo – Kendo, Nhu Đạo – Judo, hay Thư Đạo – Shodo, Hương Đạo – Kodo mang trong mình nét đẹp bí ẩn và khiêm nhường hơn.

Theo các ghi chép sự kiện lịch sử trong bộ tài liệu Nihon Shoki cực kỳ phổ biến tại Nhật Bản, từ năm 595, người dân đã biết sử dụng gỗ trầm hương để tạo mùi thơm. Dưới thời nữ thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản – Suiko Tennou, việc sử dụng trầm hương càng được xem trọng. Đây được xem là những bước khởi đầu cho Hương Đạo.

Theo ghi chép, thiên hoàng Suiko Tenno đã hạ lệnh chấn hưng tôn giáo và đưa đạo Phật trở thành một tôn giáo chính thống tại Nhật Bản. Cùng với đó, trầm hương cũng được sử dụng tại những chốn linh thiêng như đền, chùa và thậm chí là trong hoàng gia.

Vào thời Heian, Hương đạo dần trở nên quen thuộc trong giới quý tộc Nhật Bản

Bước vào thời kỳ Kamakura (1185 – 1333), hương đạo mang nét đẹp hài hòa giữa tinh thần Võ Sĩ Đạo và Phật giáo.

Trước khi ra trận, người võ sĩ luôn sử dụng hương thơm để thanh lọc áo giáp và vũ khí chiến đấu, phổ biến nhất là dùng hương trầm. Họ tin rằng hương thơm sẽ bảo vệ và giúp họ giành được chiến thắng trong các trận chiến.

Trầm hương trong Hương đạo
Trước khi ra trận, người võ sĩ luôn sử dụng hương thơm để thanh lọc áo giáp và vũ khí chiến đấu

Thêm nữa, mục đích cao nhất của viện Thiền Tông trong Phật Giáo là sự giác ngộ. Thông qua Thiền Tông, con người có thể giải thoát khỏi sự tầm thường, nhỏ nhen, ích kỷ, giải phóng cơ thể và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn. Chính vì thế, Hương Đạo trong Thiền Tông vào thời kỳ này rất được coi trọng. Nó mang vẻ đẹp của sự thanh khiết và cao cả.

Sự phát triển của Hương Đạo từ giữa thế kỷ 14 đến nay

Dưới triều đại Muromachi (1333 – 1603), Nhật Bản bước vào thời kỳ chiến loạn. Trước bao đau thương, mất mát, người dân Nhật Bản tìm đến Hương Đạo ngày một nhiều hơn như phương thức an dưỡng tâm hồn.

Vào cuối triều đại, sự ra đời của hai trường phái thưởng hương OIE và SHINO đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Hương Đạo. Nếu OIE chú trọng và tính chất của hương thơm và được sáng lập bởi một người thuộc tầng lớp quý tộc – Sanetaka Sanjonishi, thì SHINO lại tập trung chú trọng vào nghi thức thưởng hương và do một võ sỹ sáng lập – Soshin Shino.

Tuy nhiên, đến thời Edo (1603 – 1868) và Meiji (1868 – 1912), nghệ thuật thưởng hương dần bị mai một và không còn giữ được vị thế.

Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, bậc thầy Hương Đạo Kito Yujiro mới mang tinh hoa văn hóa này quay trở. Bằng cách kết hợp phương thức hòa trộn mùi hương truyền thống với các hương thơm hiện đại, Kito Yujiro để chúng dần hòa nhịp vào cuộc sống người dân Nhật Bản.

Hy vọng với những thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành văn hoá Hương Đạo tại Nhật Bản. Và để tìm hiểu xem người Nhật thưởng hương như thế nào, bạn có thể đọc thêm tại đây: LINK

CÔNG TY TNHH AN CHI HƯƠNG

Địa chỉ 1: Số 5 Nguyễn Văn Mai, P.Võ Thị Sáu, Quận 3, Hồ Chí Minh

Địa chỉ 2: Căn GB02, Tòa CT2B, Khu đô thị Tân Tây Đô, Đan Phượng, Hà Nội

Hotline: 079.2222.922 – 076.55555.79

Email: [email protected]

Website: www.anchihuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *